Chức vụ Tổng thống Dmitry_Anatolyevich_Medvedev

Chân dung chính thức của Tổng thống Dmitry Medvedev.Các lãnh đạo BRIC năm 2008 - Manmohan Singh, Dmitry Medvedev, Hồ Cẩm ĐàoLuiz Inácio Lula da SilvaDmitry Medvedev và Boris Tadić, ký thoả thuận về xây dựng đường ống dẫn khí South Stream cuối năm 2008

Ngày 7 tháng 5 năm 2008, Dmitry Medvedev tuyên thệ trở thành Tổng thống thứ ba của Liên Bang Nga trong một buổi lễ được tổ chức tại Điện Kremlin.[46] Sau khi tuyên thệ nhậm chức và nhận được sợi dây chuyền có những chú đại bàng hai đầu tượng trưng cho chức vị tổng thống, ông nói: "Tôi tin tưởng rằng các mục tiêu quan trọng nhất của mình sẽ là bảo vệ các quyền tự do dân sự và kinh tế; Chúng ta phải chiến đấu cho một sự tôn trọng thật sự dành cho pháp luật và vượt qua mọi hành động vô chính phủ bất hợp pháp, đang làm tổn hại sự phát triển hiện đại."[47] Bởi lễ nhậm chức của ông trùng với lễ Ngày Chiến thắng mùng 9 tháng 5, ông đã tham gia cuộc duyệt binh tại Quảng trường Đỏ và ký một nghị định cung cấp nhà ở cho các cựu binh.[48]

Chính sách đối nội

Ngày 8 tháng 5 Dmitry Medvedev đã chỉ định Vladimir Putin làm Thủ tướng Nga. Tháng 9, Nga chịu tác động từ cuộc Khủng hoảng tài chính Nga năm 2008. Dmitry Medvedev coi sự suy sụp của thị trường chứng khoán Nga có nguyên nhân từ cuộc khủng hoảng khả năng thanh toán tại Hoa Kỳ và rằng cuộc khủng khoảng tại Nga không chủ yếu bởi các vấn đề bên trong nền kinh tế và các chính sách của chính phủ. Ông đã chỉ đạo bơm một lượng lớn vốn ngân sách nhà nước vào các thị trường để ổn định trình hình.[49]

Trong bài phát biểu đầu tiên trước nghị viện ngày 5 tháng 11 năm 2008,[50] Medvedev đã đề xuất thay đổi Hiến pháp Nga nhằm tăng nhiệm kỳ Tổng thống và Duma Quốc gia từ bốn lên năm và sáu năm (xem Các sửa đổi Hiến pháp Nga năm 2008).

Ngày 10 tháng 3 năm 2009 Medvedev đã ký nghị định tổng thống cải cách hệ thống dịch vụ dân sự trong giai đoạn 2009-2013 như một phần mục tiêu chống tham nhũng của ông. Các hướng cải cách chính gồm thiết lập một hệ thống giám sát dịch vụ dân sự mới, đưa ra kỹ thuật hiệu quả và các phương pháp sử dụng nguồn nhân lực hiện đại, tăng hiệu lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên dịch vụ dân sự.[51]

Ðiều này nghe như một sự khuôn sáo nhưng rất đúng: người Nga mê uống rượu. Người Nga uống rượu vodka, được coi như quốc hồn quốc túy, như người ta uống nước. Món ăn đầu tiên trong bất cứ bữa ăn nào cũng có mục đích khuyến khích người ta uống rượu. Và chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi thấy bà mẹ đi trên đường một tay đẩy con trên xe, còn tay kia cầm chai bia. Chất cồn chảy trong huyết quản người Nga và thấm sâu vào nền văn hóa của họ. Lần sau cùng khi có người tìm cách thay đổi điều này - cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov - ông mất hẳn sự hỗ trợ của quần chúng. Nhưng 24 năm sau khi có cuộc vận động mạnh mẽ nhằm kêu gọi dân Nga bớt rượu, Medvedev quyết định mạo hiểm một lần nữa: tuyên chiến với việc dân Nga nghiện rượu.

Medvedev tuyên bố trong một cuộc họp chính phủ ngàty 12 tháng 9 năm 2009 rằng tình trạng nghiện rượu nay đang trở thành một "tai ương có tầm vóc quốc gia," với tất cả mọi người dân, đàn ông, đàn bà, trẻ em hàng năm tiêu thụ khoảng 18 lít cồn nguyên chất mỗi người, theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia. "Hãy cứ tưởng tượng xem bao nhiêu chai vodka đã uống-điều này phải làm cho chúng ta hoảng hồn," Medvedev nói trong cuộc họp. Ông sau đó đưa ra đề nghị bao gồm việc tăng thuế và đưa ra luật nghiêm khắc hơn để giảm thiểu việc uống rượu. Và nhiều người cho rằng đây lại là việc khởi sự một nỗ lực viển vông khác: cuộc chiến giữa chính phủ và quần chúng nghiện rượu.

Hầu như ai cũng nghĩ rằng đám đông nghiện rượu này sẽ lại giành thắng lợi. Bộ trưởng Y tế Tatyana Golikova nói "chúng ta rõ ràng đứng hàng đầu thế giới về việc tiêu thụ rượu bia," và nói là tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Kể từ thập niên 1970 đến nay, cứ mỗi thập niên, người Nga coi như tăng gấp đôi lượng rượu bia tiêu thụ. Các con số thống kê của nhà nước nói đến cuối năm 2009 có 38% người Nga trong lớp tuổi từ 20 đến 39 bị nghiện rượu; ở lớp từ 40 đến 59 tuổi, con số này tăng lên 55%. Ngộ độc từ rượu làm thiệt mạng trung bình mỗi năm khoảng 30.000 người ở Nga. Năm 1985, khi Gorbachev tăng giá rượu vodka và phá hủy các vườn nho, người dân đối phó bằng cách nấu rượu lậu. Và các tấm bích chương quảng bá cho chương trình chống nghiện rượu, có hình ảnh người dân từ chối không uống lượng rượu thường ngày của họ, đến nay vẫn còn là trò cười của dân chúng. Nỗ lực của Gorbachev sau cùng cũng cứu được mạng sống của khoảng 1 triệu người Nga. Nhưng sự hậu thuẫn dành cho ông đã suy giảm trầm trọng và không phục hồi nổi.

Ngoài vấn đề sức khỏe, việc không uống rượu hay giảm uống rượu cũng đem đến lợi lộc tài chánh. Boris Gryzlov, một nhà lãnh đạo nghị viện Nga, nói đến số tiền mà người dân Nga có thể tiết kiệm được để dành cho các món chi tiêu khác. "Số tiền mỗi người dân chi ra cho rượu mỗi năm có thể đủ để mua một xe hơi mới," Gryzlov nói. "Và nếu nhìn vào số tiền chi ra cho thực phẩm, thì rõ ràng là tiền rượu quá cao. Người tiêu thụ chi nhiều tiền cho rượu và bia hơn cả thịt, cá và gà vịt cộng lại!"

Nhưng không phải ai cũng có nhận định như vậy. "Về mặt chính trị, các chương trình này là một ý tưởng ngu xuẩn," theo Alexei Makarkin, phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Chính trị tại Moskva. "Cứ mỗi lần họ đưa ra biện pháp giới hạn này thì có hai điều xảy ra: người dân bắt đầu tự nấu rượu, hay xoay sang uống những thứ khác. Ðó là nước hoa rẻ tiền, thuốc mọc tóc, thuốc chùi kính, chất cồn dùng trong kỹ nghệ. Ðây là trò chơi chết người."

Chính sách đối ngoại

Dmitry Medvedev tại Sân bay vũ trụ PlesetskMedvedev tại Việt Nam, 30 tháng 10 năm 2010

Tháng tám, tháng cầm quyền tổng thống thứ ba của Medvedev, Nga tham gia vào cuộc Chiến tranh Nam Ossetia 2008 với Gruzia, khiến căng thẳng trong các mối quan hệ Nga-Mỹ tăng cao như thời hậu Chiến tranh Lạnh. Medvedev và Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili ký một kế hoạch hòa bình ngày 15 và 16 tháng 8 được Liên minh châu Âu thương lượng và giữ vai trò trung gian. Theo đó, quân đội của đôi bên cần trở về vị trí trước khi xảy ra chiến tranh vào ngày 7 tháng 8. Medvedev nói với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vào ngày 17 tháng 8 rằng quân đội Nga sẽ bắt đầu rút lui trong ngày 18 tháng 8. Thế nhưng Medvedev không cam kết các quân nhân sẽ trở về trong lãnh thổ Nga.

Ngày 26 tháng 8, sau sau một cuộc bỏ phiếu với kết quả tuyệt đối của Quốc hội Nga, Medvedev đã ra một nghị định tổng thống chính thức công nhận AbkhaziaNam Ossetia là các quốc gia độc lập,[52].[53]Ngày 31 tháng 8 năm 2008, Medvedev thông báo một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Nga dưới chính phủ do ông lãnh đạo, được xây dựng quanh năm nguyên tắc chính:[54]

  1. Các nguyên tắc căn bản của luật pháp quốc tế là tối cao.
  2. Thế giới sẽ là đa cực.
  3. Nga sẽ không tìm kiếm xung đột với các quốc gia khác.
  4. Nga sẽ bảo vệ các công dân của mình bất cứ họ đang ở đâu.
  5. Nga sẽ phát triển các mối quan hệ trong các khu vực thân thiện.

Trong bài phát biểu trước nghị viện của mình ngày 5 tháng 11 năm 2008 ống cũng hứa sẽ triển khai các cơ sở hệ thống tên lửa Iskander và radar tại Khu vực Kaliningrad để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ tại Đông Âu.[55]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dmitry_Anatolyevich_Medvedev http://www.theaustralian.com.au/news/world/medvede... http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601085&si... http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601087&si... http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601088&si... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/1113199 http://www.businessweek.com/magazine/content/05_48... http://edition.cnn.com/2008/WORLD/europe/03/03/rus... http://money.cnn.com/news/newsfeeds/articles/newst... http://www.ft.com/cms/s/0/759f1b8e-a789-11dc-a25a-... http://www.ft.com/cms/s/0/df5e7052-a788-11dc-a25a-...